Nhện đỏ: Do nhện rất nhỏ nên rất khó thấy bằng mắt thường nên lan rất rất dễ bị và mỗi ngày càng nặng hơn. . Khi lá cây bị nhện thì lá dưới bị đỏ và có lớp bạc (trứng nhện). Cây bị nặng nhện đỏ thường tấn công trên lá và thân cây.
Khi diệt
được nhện đỏ thì lá cây sẽ để lại thẹo, không hết. Lá cây mới ra sẽ không bị.
Sử dụng thuốc Ortus để tiêu diệt nhện, pha chung với dầu SK để diệt trứng nhện. Thuốc sử dụng không hôi, nếu dùng thường xuyên nên dùng dầu SK để an toàn, ít độc.
Link sản phẩm: http://sieuthihoalan.com/tru-sau-thong-dung/31-thuoc-tru-nhen-ortus-5sc-100ml.html
http://sieuthihoalan.com/phan-thuoc-vat-tu/33-dau-khoang-sk-enspray-99ec.html- Chè: trị nhện các loại, liều sử dụng 0,75-1 lít / ha.
- Vải: trị nhện lông nhung, liều sử dụng 1 lít/ha.
- Cam, chanh: trị nhện các loại, liều sử dụng 0,75 - 1 lít/ha.
- Xoài: trị nhện các loại, liều sử dụng 0,5 - 1 lít/ha.
- Đào: trị nhện đỏ, liều sử dụng 1 lít/ha.
- Hoa hồng: trị nhện đỏ, liều sử dụng 0,5 lít/ha.
- Pha 12-17ml thuốc với 8 - 10 lít nước, phun ướt đẫm đều tán lá cây trồng, lượng nước pha phun: 500 - 1000 lít/ha.
- Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch. Chú ý: không pha trộn thuốc với các loại thuốc có tính kiềm.
- Khi tiếp xúc với thuốc phải chấp hành đầy đủ các biện pháp bảo hộ lao động: đeo kính, găng tay, khẩu trang…
- Không được ăn uống, hút thuốc trong khi sử dụng thuốc. Tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo sau khi phun thuốc.
- Không đổ thuốc thừa, nước rửa bình bơm xuống nguồn nước dùng và ao nuôi tôm, cá.
- Bảo quản thuốc cẩn thận, nơi khô mát, xa nguồn thức ăn, nước uống, xa trẻ em. Tiêu hủy bao bì theo quy định.
Biện pháp sơ cứu:
- Nếu uống, nuốt phải thuốc cần đưa ngay nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhát kèm theo nhãn thuốc.
- Nếu thuốc dính vào mắt cần rửa kỹ ngay bằng nước sạch.
- Thuốc giải độc: hiện chưa có thuốc giải độc, chữa trị theo triệu chứng.
- Sản phẩm của Nhật Bản.
- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.