CÂY SẦU ĐÂU

Giỏ hàng  

Không có sản phẩm

0 ₫ Tổng cộng

Thanh toán

Click chọn để xem ảnh to

CÂY SẦU ĐÂU

3017

Điểm nổi bật

Cây sầu đâu bản địa toàn thân đều có vị đắng, tính lạnh, chỉ có vỏ rễ và vỏ thân được dùng làm thuốc. Hoạt chất chính trong vỏ rễ và vỏ thân là toosendanin, có tác dụng diệt giun đũagiun kim, chống nấm, chống độc tố botulin tạo ra do vi khuẩn. Các bộ phận khác trên cây đều chứa độc, trong đó lá sầu đâu được dùng để làm thuốc diệt côn trùng, sâu bọ.

Chi tiết

88 000 ₫

CÓ HÀNG

Cây sầu đâu rừng thường mọc hoang ở các vùng miền Bắc và miền Trung, chỉ với nguồn mọc dại mỗi năm có cũng thu mua được 3 - 5 tấn quả. Trái sầu đâu rừng hái về, phơi hoặc sấy khô, loại bỏ tạp chất, không chế biến thêm, có thể bảo quản hàng chục năm mà không bị hỏng hay giảm tác dụng. Mùa thu hái sầu đâu rừng là vào tháng 8 đến tháng 12.

Theo đông y, cây sầu đâu rừng có vị đắng, tính hàn, xếp vào kinh đại tràng, tác dụng háo nước, sát trùng, chữa sốt rét, bệnh lỵ, nhưng không được sử dụng cho người tỳ vị hư nhược, nôn mửa. Sầu đâu rừng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Viên uống: Mỗi ngày 10 - 14 quả, thậm chí 20 quả tán nhỏ, làm thành viên với hàm lượng 0.1g/viên với toàn quả hoặc 0.2g/viên với nhân đã khử dầu. Uống liên tục trong 3 - 7 ngày, thông thường sẽ khỏi bệnh sau 1 - 2 ngày, nhưng để khỏi hẳn cần uống 5 - 7 ngày.
  • Dầu: Bỏ vỏ, ép lấy dầu vì dầu có tính chất kích thích, gây nôn và tiêu lỏng. Ngoài chữa lỵ, sầu đâu rừng còn có tác dụng chữa tiêu chảy, viêm ruột thừa, sốt rét.
  • Dạng thụt: Lấy 20 - 30 hạt sầu đâu giã nhỏ, ngâm vào 200ml dung dịch natri bicarbonat 1%, sau 1 - 2 giờ lọc lấy nước thụt. Vì sầu đâu rừng có độc nên thụt tháo có thể giảm bớt nguy cơ gặp tác dụng phụ hơn so với dạng uống như đau bụng, nôn, kém ăn, mệt mỏi.

Liều dùng chữa sốt rét: Viên uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1g quả, uống liên tục 4 - 5 ngày.

Sản phẩm liên quan