CÂY GIỐNG NHÃN LONG TÍM

Giỏ hàng  

Không có sản phẩm

0 ₫ Tổng cộng

Thanh toán

CÂY GIỐNG NHÃN LONG TÍM

Điểm nổi bật

CÂY GIỐNG NHÃN LONG TÍM
Cây thuộc loại thân gỗ, tuổi thọ bền, xuất phát từ giống nhãn long bị đột biến.

Đặc điểm nhãn tím rất dễ nhận biết đó là thân, lá, cành đều có màu tím đậm khác hẳn các loại giống nhãn khác nên sẽ không lo mua nhầm giống.

Chi tiết

215 000 ₫

CÓ HÀNG

CÂY GIỐNG NHÃN LONG ĐỎ
Cây có bộ lá tím đậm, to bự. Cây rất khoẻ, và cao khoảng 50cm là có trái. Trồng chậu vẫn ra trái tốt. Đặc biệt quả màu đỏ từ nhỏ đến to mọng nhìn đẹp mắt!
- Trồng chậu: Được như cây kiểng. Chậu đường kính khoảng 40cm. Cần cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng thường xuyên cho cây, để cây có trái trong chậu được
– Cây trưởng thành cao 3m trở lên. Tàn trong phạm vi 4m. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Các loại đất thịt, đất đỏ, đất phù sa, đất pha cát đều trồng được.
– Nhìn chung nhãn tím có cách chăm sóc y hệt các giống nhãn truyền thống. Sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 21-32 độ. Cho nên các tỉnh miền bắc khí hậu mát mẻ vẫn trồng được.
– Thu hoạch một năm được một vụ thuận và một vụ nghịch.
– Cây có thể ra trái sau 2 năm trồng từ cây ghép.
– Trái có nhiều đặc điểm tương đồng với nhãn long.
– Nhãn tím có bề ngoài rất dễ phân biệt, vỏ, lá, trái đều có màu tím.
– Ưu điểm: có phần cơm dày hơn so với nhãn long truyền thống. Có khả năng chịu được phèn, mặn nhẹ.

Nhãn tím có thích hợp trồng trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất thịt pha cát nhẹ hoặc đất đỏ bazan
Trước khi trồng ta nên chuẩn bị cải tạo đất trươc từ 1-2 tháng bằng cách khử trùng vôi bột, bón lót phân chuống, sử dụng các loại chế phẩm cải tạo đất.
Do có màu tím rất cuốn hút nên bạn hoàn toàn có thể trồng trong châu để làm chậu nhãn tím cảnh
Nếu trồng chậu cần chú ý chọn chậu trồng khổ lớn đường kính 1m trở lên hoặc xây bồn xi măng cũng được.
Khi trồng chậu cần chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều hơn cho cây.

Chăm sóc nhãn tím cần chú ý đến chế độ tưới và bón phân định kì cho cây
Chú ý bón bổ xung các loại phân bón vi lượng hàng năm giúp cho cây nhanh ra trái và mã trái đẹp.
Một số loại sâu bệnh thường gặp trên nhãn tím cũng giống các loại nhãn khác đều có thuốc đặc trị phù hợp.


3 bước chăm sóc cây ăn trái mới về:


1- Mở thùng sớm và để cây vào chổ mát. Nếu bầu còn ướt thì qua ngày hôm sau mới tưới nước. Cần chọc lỗ dưới đáy bịch nilong để chậu cây thoát nước được.
Có thể để cây ở hiện trạng này vài ngày mới cần trồng lại.


2- Trồng lại:


+ Cây cần trồng vào chậu to hơn để phát triễn mạnh sau này. Chú ý đừng trồng cây nhỏ vào chậu quá to.
+ Khi mở bầu trồng cần giử bầu kỹ, đừng để bể bầu, bễ bầu cây héo lá. Nếu lỡ bể bầu thì cần tỉa bớt lá cành đi để cây không bị mất sức (tỷ lệ tỉa cành theo tình trạng bầu đất bị bể).
+ Chất trồng có thể là đất thịt, đất đỏ, sơ dừa trộn, đất sạch. Tuy nhiên phải đảm bảo chất trồng tơi xốp và thoát nước tốt. Chậu cây phải thoát nước tốt, có thể khoan lỗ thêm.


Nếu chổ trồng quá khô, gió nhiều như sân thượng, mái nhà, ban công thì nên trộn thêm dớn mềm (loại hay trồng Hồ điệp) với tỷ lệ 1-5 hoặc hơn (1 phần dớn mềm + 5 phần chất trồng). Đây là chất trồng giử nước tốt nhất thế giới, bền, sạch. Đảm bảo cây trồng sẽ đủ nước, đỡ phải tưới nhiều, phát triễn mạnh mẽ sau này.
+ Tốt nhất là chất trồng phải oai mục (ẩm và để lâu 1-3 tháng, có nấm vi sinh càng tốt) để cây trồng không bị cháy rễ chết cây. Phân chuồng, tro trấu chín còn mới không nên trồng!


3- Chăm sóc cây:


+ Cây trồng xong nếu thuận lợi cần để mát 1-2 ngày rồi đem ra nắng dần. Nếu để dưới lưới lan là tốt nhất.
Cây còn bầu và đủ ẩm thì trồng lại rất dễ chịu. Nếu hư bầu thì bắt buộc để mát và cây ra lá khỏe rồi mới đem ra ngoài nắng.
+ Cây cần tưới nước đủ để chậu cây lúc nào cũng ẩm. Cây sẽ xanh tươi và phát triễn mạnh sau này.
+ Khuyến khích bịt bớt mặt chậu bằng dớn, sơ dừa, rơm, lá cây, thậm chí băng keo, nilong để chậu cây không bốc hơi nước, giúp cây xanh tốt lâu dàu.


+ Sau khi trồng xong pha phân kích rễ tưới cho cây. Có thể dùng N3M. B1, Hùng Nguyễn, Org hum, Ac Root,... Hạn chế dùng nhiều kích rễ vào những lần sau, 1 tháng 1 lần tốt nhất và pha chung phân bón.
+ Cữ sau là tưới được phân bón hữu cơ hoặc NPK, tảo biển, dịch trùn quế,... pha theo công thức bao bì ghi. 1 tuần bón 1 lần.
+ Cần rãi phân tan chậm dưới bề mặt, ngoài bìa chậu để cây có cái ăn lâu dài về sau.
Phân tan chậm hữu cơ 2 tháng bón 1 lần, phân tan chậm chì hoặc phân vàng thì 4-6 tháng bón một lần.


TpHCM, MAI HUY  11/07/2023

Cây bán đều được bó bầu kỹ bằng Nilong để không bị bể bầu làm yếu cây và giử được độ ẩm.

Sản phẩm liên quan