Đơn giản nhất, bạn chỉ cần thả cây không khí vào chiếc đĩa rồi đặt lên bàn một cách ngẫu hứng.
Nếu muốn đặt cây trong gian bếp, bạn có thể tận dụng vài chiếc vỏ ốc biển rửa sạch, dán mảnh nam châm vào bằng súng bắn keo.
Cắt tỉa cây không khí sao cho vừa vặn với phần vỏ ốc, rồi đính lên tủ lạnh.
Bạn không chỉ có đồ trang trí hợp mốt mà còn có thể tận dụng để làm nơi treo thực đơn bữa tối, danh sách các món đồ cần mua hay một lời nhắn dễ thương cho các thành viên trong gia đình.
Tận dụng vỏ ốc là cách trồng cây không khí Thông minh.
Ngoài ra, các loại bình thuỷ tinh hoặc bình gỗ để bàn cũng rất được ưa chuộng.
Đối với bình thuỷ tinh, cần thêm vài phụ kiện như sỏi màu, cát màu, san hô khô hay vài vật dụng trang trí đáng yêu.
Một cách đơn giản và tiết kiệm nhất là bạn dùng dây câu cá buộc cây không khí vào, còn đầu kia buộc lên trần nhà.
Cách này cực dễ thực hiện mà mang lại kết quả bất ngờ.
Cách chăm sóc cho cây không khí Cây không khí có thể trồng trong nhà hay ngoài trời đều được.
Khi cây sắp nở hoa, ở một số loài, lá sẽ chuyển sang màu đỏ rất đẹp.
Hàng tháng bạn có thể phun phân bón cho cây để cây phát triển nhanh và chóng ra hoa.
Loài cây này không cần phải tưới nước quá nhiều, tuỳ theo từng loại, 1 tuần tưới 2 – 3 lần.
Đối với cây không khí được trồng gần hồ nước hoặc hồ cá, cây có khả năng hấp thụ hơi nước nên bạn sẽ không cần tưới cây nữa.
Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chăm sóc.
Đối với mỗi lần tưới, bạn nên dùng bình xịt nhẹ nhàng lên lá hoặc nhúng cây vào nước rồi lấy ra ngay, không nên để cây bị úng nước.
Sau khi tưới, nếu là các cây có lá mọng nước như Kim Yến, Thạch Thảo, bạn có thể dùng giấy ăn thấm nhẹ quanh gốc để tránh bị úng.
Cây không khí cũng không cần có quá nhiều ánh nắng.
Chúng có thể sống tốt khi được chiếu sáng vừa phải, ngay cả với ánh sáng từ đèn.
Nếu bạn phơi nắng quá lâu mà không chăm sóc, cây không khí sẽ rất dễ chết nên đây là loại cây vô cùng thích hợp để trồng trong nhà.